Cùng với sự thay đổi phương án tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo, phương thức xét tuyển đầu vào ngành Y có sự thay đổi. Nếu bạn đang thắc mắc: Khối A có ngành Y không? Hãy tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.
1. Giải đáp thắc mắc: Khối A có ngành Y không?
Khối A là khối xét tuyển truyền thống với tổ hợp môn xét tuyển Toán- Lý- Hóa. Đây được đánh giá là khối thi có ngành xét tuyển đa dạng, đem đến nhiều cơ hội chọn lựa cho người học.
Để giúp bạn tìm hiểu khối A có ngành Y không, chúng tôi xin chia sẻ tổ hợp môn xét tuyển và phương thức xét tuyển ngành Y.
Những năm tuyển sinh gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo có nhiều đổi mới về quy chế và cách thức tuyển sinh, vì thế, vấn đề tìm hiểu ngành học luôn khiến nhiều thí sinh thắc mắc.

Trước đây, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng ngành Y thường xét tuyển theo khối B ( Toán- Hóa – Sinh). Thế nhưng, với sự thay đổi phương án tuyển sinh , các trường được tự chủ phương thức xét tuyển. Bên cạnh hình thức xét tuyển bằng điểm thi THPT còn có thêm những hình thức xét tuyển mới. Cụ thể như sau:
Hầu hết cơ sở đào tạo ngành Y tuyển sinh theo 2 hình thức: một là xét điểm thi THPT Quốc gia. Ở phương thức xét tuyển này, bên cạnh khối B thì một số trường đào tạo đã xét tuyển tổ hợp môn khối A ( Toán- Lý – Hoá). Như vậy, khối A có ngành Y Dược. Tuy nhiên, số lượng trường ngành Y xét tuyển khối thi này chưa thật sự phổ biến.
Hình thức xét tuyển thứ 2 là xét điểm học bạ THPT. Phương thức này cũng được các trường áp dụng khá đa dạng. Có trường xét điểm 3 năm học THPT, có trường xét điểm năm lớp 12 hay xét tại một số môn và kỳ học nhất định. Sự đa dạng về phương thức tuyển sinh đem đến nhiều cơ hội chọn lựa cho người học. Thí sinh có thể chủ động phương án và tổ hợp môn mình có lợi thế nhất.
2. Ngành Y yêu cầu kỹ năng các môn khối A hay khối B?
Bên cạnh khối A có ngành Y không thì ngành Y yêu cầu kỹ năng các môn khối A hay khối B cũng là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc.
Giải đáp vấn đề này, những chuyên gia tư vấn tuyển sinh cho biết: Trong quá trình đào tạo ngành Y, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng, những kiến thức về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh…và những kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc.
Cụ thể, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng. Sinh viên cũng sẽ được đào tạo về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh, khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu lâm sàng với những môn học như Giải phẫu, Sinh lý, Dịch tễ học, Nội cơ sở, Ngoại cơ sở, Truyền nhiễm, Chẩn đoán hình ảnh, Dược lý, Hóa sinh…

Đồng thời, sinh viên cũng được học kỹ năng chuẩn đoán và xử lý những bệnh thông thường, định hướng chẩn đoán một số bệnh chuyên khoa, áp dụng kiến thức y học hiện đại và y học cổ truyền trong công tác chăm sóc sức khỏe..
Như vậy, có thể thấy, kiến thức ngành Y chủ yếu liên quan đến môn học khối B. Bên cạnh đó, sinh viên ngành Y cũng cần có kỹ năng tiếng anh vì tên thuốc hay thuật ngữ chuyên ngành chủ yếu sử dụng tiếng Anh.
3. Một số vấn đề thí sinh thắc mắc về ngành Y
Bên cạnh tổ hợp môn xét tuyển và chương trình học thì cơ hội việc làm và thông tin trường đào tạo cũng là vấn đề nhiều thí sinh quan tâm trong quá trình tìm hiểu ngành Y.
Thông tin các trường xét tuyển ngành Y
Để giúp bạn tìm hiểu thông tin trường đào tạo hiệu quả, chúng tôi xin chia sẻ danh sách trường tuyển sinh ngành Y khoa.
Trường tuyển sinh ngành Y khu vực miền Bắc:
- Đại học Y Hà Nội
- Khoa Y Dược- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khoa Y Dược- Đại học Thái Nguyên
- Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam
Trường tuyển sinh ngành Y khu vực miền Nam:
- Đại học Y Dược- Đại học Huế
- Khoa Y- Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Dân lập Duy Tân
- Đại học Nông Lâm- Đại học Huế
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Phan Châu Trinh
Học ngành Y ra làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Y, sinh viên có thể tham gia nhiều vị trí công việc khác nhau như công tác văn phòng, công việc lâm sàng hay công tác chuyên môn tại bệnh viện. Cụ thể:
Công tác văn phòng: trả lời điện thoại, lên lịch hẹn, lưu trữ văn bản và quản lý hồ sơ bệnh nhân, cập nhật báo cáo y khoa, lưu trữ thông tin và sắp xếp dịch vụ y khoa.
Làm việc lâm sàng: những y sĩ đã có giấy phép hành nghề có thể làm việc như một trợ lý bác sĩ và điều dưỡng viên khác tại những cơ sở y tế, thực hiện nhiệm vụ lâm sàng. Cụ thể là do các chỉ số sinh tồn, giải thích quy trình điều trị, tổng hợp kết quả xét nghiệm, chuẩn bị phương tiện để bệnh nhân tham gia các bài đánh giá y khoa, tham gia quy trình lấy máy, đo điện tâm đồ hay hướng dẫn phát thuốc.
Công việc Bệnh viện: Người Y sĩ sẽ làm những nhiệm vụ lâm sàng tương tự cùng với một số chuyên môn khác.
Công việc chuyên môn: Y sĩ có thể làm việc trong một số lĩnh vực chăm sóc đặc biệt như y sĩ sản khoa, y sĩ nhãn khoa hay nha khoa. Trong từng chuyên ngành, y sĩ sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và lâm sàng khác nhau.
Trên đây là một số thông tin về ngành Y, giúp bạn tìm hiểu ngành Y có khối A không cũng như cơ hội việc làm , trường đào tạo ngành. Hy vọng bài viết đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.